Thùng xe tải thế nào là đúng quy chuẩn?

Thùng xe tải thế nào là đúng quy chuẩn?

10Th10

Theo Thông tư 42/2014/TT-BGTVT vừa được Bộ GTVT ban hành ngày 15/9, thùng xe và mui phủ thùng xe tự đổ, xe xi téc và xe tải phải đáp ứng một số quy định mới.

Quy định mới về thùng xe tải siết chặt tiêu chuẩn an toàn và chống nạn chở quá tải
Theo đó, thùng xe phải có kết cấu vững chắc, đảm bảo an toàn cho hàng hóa được chuyên chở, có sàn, các thành thùng phía trước, bên cạnh và phía sau. Thùng xe không được có các kết cấu để lắp được các chi tiết, cụm chi tiết dẫn tới việc làm tăng thể tích chứa hàng. Đối với thùng hở của loại sơ mi rơ moóc tải được thiết kế để chở hàng hóa và chở được công-ten-nơ thì còn phải bố trí các khóa hãm công-ten-nơ.

Thùng xe sau khi lắp đặt lên xe phải tuân thủ các yêu cầu sau:
– Kích thước giới hạn cho phép của xe phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09 : 2011/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô”, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11: 2011/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc”.
Ngoài ra, đối với xe tự đổ, xe tải thì chiều dài toàn bộ của thùng xe phải tuân thủ yêu cầu về chiều dài toàn bộ của xe (L) theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
– Chiều dài đuôi xe (ROH) không lớn hơn 60% của chiều dài cơ sở tính toán (WB) xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
-Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của xe và sự phân bố khối lượng trên các trục xe sau khi đã lắp thùng xe được xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
-Khối lượng phân bố lên vị trí chốt kéo (kingpin) của sơ mi rơ moóc tải, kể cả sơ mi rơ moóc tải chở công-ten-nơ (trừ loại sơ mi rơ moóc tải chở công-ten-nơ có chiều dài toàn bộ nhỏ hơn 10 m) phải đảm bảo không nhỏ hơn 35% khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông đối với sơ mi rơ moóc tải có tổng số trục từ ba trở lên; không nhỏ hơn 40% khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông đối với sơ mi rơ moóc tải có tổng số trục bằng hai.
Chiều cao của thùng xe tải, thể tích chứa hàng của thùng xe tự đổ phải tuân thủ quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
Thông tư cũng quy định về mui phủ của thùng xe như sau: Tấm phủ phải là bạt che.
Khung mui được thiết kế đảm bảo ổn định và an toàn khi xe tham gia giao thông, khoảng cách giữa 2 thanh khung mui liền kề (t) không nhỏ hơn 0,55 m.
Thông tư 42 có hiệu lực ngày 01/11/2014 và thay thế Thông tư 32/2012/TT-BGTVT. Xem nội dung Thông tư 42/TT-BGTVT tại đây.
Thể tích chứa hàng của thùng xe xi téc phải tuân thủ các yêu cầu sau:
a) Thể tích chứa hàng của thùng xe xi téc Vt (không tính đến thể tích của các cửa nạp hàng) được xác định theo các kích thước hình học bên trong của xi téc và không lớn hơn thể tích được xác định bằng khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông chia cho khối lượng riêng của loại hàng hóa chuyên chở nêu trong các tài liệu chuyên ngành hoặc theo trị số công bố của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trường hợp hàng hóa chuyên chở có khối lượng riêng biến thiên trong dải trị số thì khối lượng riêng được ghi nhận theo giá trị trung bình của dải biến thiên.
b) Đối với xi téc chứa các loại khí hóa lỏng có khả năng dãn nở trong quá trình vận chuyển hoặc được nạp vào xi téc theo các điều kiện về áp suất và nhiệt độ nhất định thì thể tích chứa hàng được xác định như sau: Vt = 0,9 Vhh (trong đó Vhh là thể tích xi téc được xác định theo các kích thước hình học bên trong của xi téc).
c) Trường hợp không có tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật hoặc giữa trị số thể tích chứa hàng theo kết quả kiểm tra sai khác trên 10% so với tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật của xe thì thể tích chứa hàng của xi téc được xác định bằng phương pháp đo kiểm thực tế.

23
Văn phòng
140
Nhân viên
3
Tỉnh thành